RSS

Category Archives: Bình Luận

binhluan, gocbinhluan,

Vụ Đoàn Văn Vươn: Quan chức bất nhân, bất nhất, chính quyền bất minh, luật pháp bất ổn, nhà nước bất lực nên người dân bất an

JB. Nguyễn Hữu Vinh – Sự kiện Đoàn Văn Vươn đã tròn một tháng kể từ sáng 5/1/2012 khi chùm đạn hoa cải nổ thẳng vào đám công an và quân đội bao vây chiếm đất tại Tiên Lãng. Đến nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục quan chức lên tiếng, người dân trong và ngoài nước xôn xao về một hiện tương mới: Hiện tượng Đoàn Văn Vươn.

Vụ việc trở thành đề tài thời sự nóng bỏng trong cái tết vừa qua, khi rượu sớm, khi trà trưa, sau những lời chúc mừng năm mới là câu chuyện Đoàn Văn Vươn nổ thay pháo tết từ Nam đến Bắc.


Thế nhưng, một tháng trôi qua, ta thấy gì?

Cho đến nay, hầu như chỉ là việc bắt giam các bị can Đoàn Văn Vươn và anh em, ngoài ra chỉ là lời qua tiếng lại giữa quan chức Tiên Lãng, sự biện hộ thô thiển của quan chức Hải Phòng, sự lên án mạnh mẽ của công luận và sự phản ứng ngược chiều lỳ lợm và lẻ loi của tờ báo Hải Phòng, vài bài viết làm trò hề trên tờ Công an Nhân dân và mỉa mai thay lại cả tờ báo mang tên “Công Lý”… Ngoài ra, chưa có tiến triển gì hơn. Read the rest of this entry »

 

Tags: ,

Ông Vươn “chỉ mời luật sư Nguyễn Việt Hùng”

http://wsodprogrf.bbc.co.uk/vietnamese/dps/2012/02/doanvanvuon_lawyer_2012_02_03t13_35_09_181_au_bb.mp3%20
BBC – Luật sư Nguyễn Việt Hùng từ Hà Nội xác nhận với BBC hôm 3/2 rằng ông được gia đình ông Đoàn Văn Vươn báo tin ông Vươn muốn mời đích danh ông làm luật sư bảo vệ trong vụ chống người thi hành công vụ ở Tiên Lãng.

Tuy nhiên, ông nói ông cần thời gian để xác minh tính chính xác của tin này, bởi trong đơn yêu cầu, ông Vươn ghi mời “luật sư Nguyễn Việt Hùng, công ty luật Đông Đô” trong lúc ông tuy cùng tên nhưng hiện đang làm việc cho văn phòng luật Kinh Đô.

Ông Hùng nói theo những gì ông được biết, giới chức Hải Phòng đã tỏ ý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ông đăng ký thủ tục bào chữa cho ông Vươn.

Read the rest of this entry »

 
Leave a comment

Posted by on 04/02/2012 in Bình Luận, Tin Tức

 

Giá trị việc làm con người trong Huấn dụ xã hội của Giáo Hội – Phần 4: Làm việc để phục vụ

Lamhong.org – Việc làm và đất đai là những yếu tố thiết yếu cho đời sống xã hội.Mỗi việc làm một cách nào đó được kêu gọi để cung ứng nhu cầu ngoài ra cho chính mình, cả còn cho người khác: “Làm việc cho người khác” (CA, n.31).

Điều đó dĩ nhiên cho thấy như là hậu quả cần thiết của đặc tính phổ quát tài nguyên của cải, đi liền với địa vị thống trị trên vạn vật, được Thiên Chúa ban cho con người, khi Người tạo dựng nên vũ trụ.

Làm việc cho người khác, phục vụ người khác là hiểu rõ, biết lý giải các nhu cầu và các đòi hỏi khẩn thiết của họ, và đáp ứng lại bằng sáng kiến và tinh thần phục vụ.

Như vậy làm việc như là biểu tượng thống trị trên vạn vật được thể hiện như là làm việc để phục vụ. Read the rest of this entry »

 
 

Tags: ,

Giá trị việc làm con người trong Huấn dụ xã hội của Giáo Hội – Phần 3: Việc làm như là thống trị trên vạn vật

LamHong.org “Ta hãy làm ra con ngươi theo hình ảnh Ta…, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất…” (Gen 1, 26).Ý nghĩa của câu Thánh Kinh vừa trích dẫn cho thấy địa vị trổi thượng và thống trị của con người trên các tạo vật được Chúa dựng nên.

Nhưng thống trị, theo HDXHGH không có nghĩa là con người áp đặt lên tạo vật những gì không thuộc về bản tính của chúng, hay nói cách khác là đàn áp vũ phu lên tạo vật. Các biến cố ô nhiểm môi sinh, ô nhiểm không khí do cách “áp đặt” vô ý thức của con người lên tạo vật đang diễn ra trước mắt chúng ta. Chính những tác động đó đang và sẽ đưa đến những tác hại quật ngược lại đối với mạng sống con người.

Thống trị trên tạo vật cũng không có nghĩa là chiếm hữu tạo vật, coi công trình sáng tạo của Thiên Chúa là một siêu thị, một thị trường mở rộng để mỗi cá nhân tha hồ cạnh tranh, tha hồ chiếm hữu. Đó cũng là thái độ nguyên tội của kinh tế lắm khi tạo ra bao nhiêu tệ nạn cho con người.
Read the rest of this entry »

 
 

Tags: ,

Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã phá hoại chính sách Nhà nước

http://telechargement.rfi.fr.edgesuite.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201202/Q_R_02_02_12_Le_Hieu_Dang.mp3%20
Thụy My(RFI) – Theo luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong vụ ông Đoàn Văn Vươn, việc làm của chính quyền địa phương huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là phi pháp, bất nhân. Ông cho rằng Hiến pháp cần công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, để bọn cường hào mới không thể lạm quyền, gây bất công xã hội, tạo ra những bất ổn định tiềm ẩn về chính trị.Đã gần một tháng qua, dư luận vẫn còn xôn xao về vụ gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng bị cưỡng chế giao lại khu vực đầm mà ông đã được giao trong lúc chưa hết thời hạn, nhà cửa và hoa lợi của trên khu đất này cũng bị phá hủy và cướp bóc. Hiện sáu người trong gia đình ông đang bị truy tố, riêng ông và người em đang bị tạm giam với tội danh rất nặng là “giết người”, vì đã chống lại đoàn cưỡng chế.

Read the rest of this entry »

 

GS Nguyễn Minh Thuyết: Vụ Tiên Lãng và bài học lòng dân

Vietnamnet “Chúng ta đã có bài học về lòng dân từ Thái Bình năm 1997 rồi, nhưng lâu nay có lẽ đã quên, mà quên lần này là hỏng hẳn” – nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nhận định.

Những ngày trước và sau Tết Nguyên đán, dư luận xôn xao, bất bình về vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng. Ông có suy nghĩ gì về sự việc này?Gần một tháng qua, đã có nhiều ý kiến của rất nhiều nhà báo, nhân sĩ, chuyên gia, cựu lãnh đạo, trong đó có ý kiến của Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ĐBQH; GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường… phân tích rất đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về vụ việc.

Read the rest of this entry »

 

Tags: ,

Nhớ về…

(TNCG) – Tết là ngày của gia đình, của họp mặt ngày của sự yêu thương và hạnh phúc, dù giàu nghèo, dù lang bạt khắp bốn phương trời khi tết về mọi người không khỏi chạnh lòng khi hướng về quê hương, gia đình với bao tình cảm nhớ nhung mong đợi. Những ngày đầu năm cho dù có đi đâu làm gì thì bữa cơm gia đình ngày tết vẫn luôn gắn bó với người Việt Nam. Những ngày này là cơ hội tốt nhất để thể hiện những tình cảm gắn bó và quan tâm chăm sóc của mọi người. Trong những ngày này những bà mẹ, chị gái, chị dâu là những người vất vả nhất vì phải lo chuẩn bị kỹ càng mọi thứ từ bữa cơm, mâm cổ cho đến bàn thờ tổ tiên, gia đình quê hương luôn là điểm tựa về tinh thần không thể thiếu đối với con người việt nam. Có thể nói được sum họp với gia đình trong những ngày Tết là niềm hạnh phúc lớn nhất của bất cứ người nào.
Read the rest of this entry »
 

Tags: , ,

Dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi bãi bỏ điều 79 và 88 Bộ luật hình sự

VRNs (02.02.2012) – Washington DC. USA – Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47), Đồng Chủ Tịch Nhóm Nhân Quyền Việt Nam vừa phát biểu trước Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ về sự kiện chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp tiếng nói lương tâm. Dân Biểu Sanchez cũng lên tiếng cho Nhạc sĩ Việt Khang, blogger Paulus Lê Sơn và các nhà dân chủ hiện đang bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ. Bà kêu gọi các đồng nghiệp bảo trợ Nghị Quyết H.Res. 484, kêu gọi Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản con người và chấm dứt lạm dụng các luật an ninh quốc gia như điều luật 79 và 88 của bộ luật hình sự Việt Nam để bắt giữ các công dân yêu chuộng tự do.

Dưới đây là nguyên văn của lời phát biểu được chuyển ngữ:Loretta Sanchez: “Kính thưa Ông Chủ tịch, Read the rest of this entry »

 

Công giáo và chính trị

(TNCG) – CÔNG GIÁO VÀ CHÍNH TRỊA – Công Giáo và Chính Trị.

Năm 1991, sau khi thể chế Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu và Liên Bang Sô Viết, một số dư luận cho rằng hai người có công lớn trong việc làm cho Cộng Sản sụp đổ, đó là Tổng Thống Michael Gorbaciov ( vị Tổng Thống cuối cùng của Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết) với chủ trương “Glassnost” và “Perestroika”, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II, với những phương cách hành xử của Ngài.

Để xác định rỏ thực hư nguồn dư luận trên, Enzio Mauro và Paolo Mieli, hai đặc phái viên của tờ La Stampa, một trong những nhật báo lớn nhứt ở Ý, đã xin phép được phỏng vấn Đức Giáo Hoàng: Read the rest of this entry »

 
 

Tags: , ,

Giá trị việc làm con người trong Huấn dụ xã hội của Giáo Hội – Phần 2: Việc làm chủ thể và việc làm khách thể

Nguyễn Học Tập(lamhong) – Sau những suy nghĩ ở bài trước, giờ đây chúng ta nên tìm hiểu làm thế nào có thể liên kết được bản chất cao cả của việc làm với phẩm giá con người trong mọi chiều hướng của đời sống con người.Dĩ nhiên HDXHGH khởi đầu xác nhận rằng việc làm thuộc về lãnh vực hành động, như chúng ta biết. Đó là một động tác chuyển đổi, khởi đầu từ chủ thể con người và nhằm vào một vật thể khách quan, trên đó con người muốn ghi lên dấu ấn chuyển hoá của mình và khả năng chủ thể thống trị của mình trên vật thể (LE, n.4).

Như vậy việc làm được nhìn dưới hai khía cạnh bổ túc cho nhau: đối với căn nguyên xuất xứ, việc làm thoát xuất từ chủ thể con người; đối với vật thể nhằm đến, việc làm có định hướng tác động trên một vật thể. Read the rest of this entry »

 

Tags: , ,

Chúa Giêsu cần sự liên đới tỉnh thức cầu nguyện của chúng ta

Vietvatican.net –Dù trời Roma mưa và lạnh sáng thứ tư 1-2-2012 cũng đã có đông đảo tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần của Đức Thánh Cha trong đại thính đường Phaolô VI.Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsêmani trên núi Cây Dầu. Sau khi hát thánh thi, tức các Thánh Vịnh Hallel, cảm tạ Thiên Chúa đã giải phóng dân Israel khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập và cầu xin Chúa trợ giúp giữa các khó khăn và đe dọa mới trong hiện tại, Chúa Giêsu và các Tông Đồ ra đi về núi Cây Dầu (Mc 14,26).

Tới nơi, Chúa Giêsu chuẩn bị cầu nguyện, nhưng xem ra Người không muốn ở một mình như vẫn thường xảy ra trước đó, khi Người thường rời xa đám đông và các môn đệ để vào ”nơi vắng vẻ” (Mc 1,35) hay ”lên núi” (Mc 6,46) cầu nguyện. Tại Giệtsêmani, trái lại, Chúa Giêsu mời Phêrô, Giacôbê và Gioan ở gần Người. Chúa đem họ theo Người (Mc 14,33-34). Họ là các môn đệ Người đã đem theo trên núi hiển dung (x. Mc 9,2-13). Trong đêm đó, Chúa Giêsu cũng cầu nguyện một mình, bởi vì tương quan của Người với Thiên Chúa Cha là duy nhất và riêng tư: tương quan của Con Một. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau: Read the rest of this entry »

 

Tags: , ,

Dân cử Canada gốc Việt lên tiếng cho nhân quyền VN

http://dl.dropbox.com/u/39003448/mp3/2012/Thang%202/2/Do%20Hieu%20-%20Anne%20Minh%20Thu%20Quach.mp3%20
Đỗ Hiếu(RFA) – Một nữ dân cử Canada gốc Việt, bà Anne Minh Thư Quách chào đời tại đất khách, thường xuyên quan tâm và lên tiếng về những gì đang xảy ra tại quê mẹ, nơi thiếu những quyền tự do căn bản nhất.

Đòi hỏi nhân quyền cho VN
Đỗ Hiếu: Mở đầu câu chuyện đầu năm Nhâm Thìn hôm nay, xin chúc bà dân biểu nhiều may mắn, thành công trong nhiệm vụ được cử tri Canada tín nhiệm, cám ơn bà đã dành thời gian cho cuộc mạn đàm này, bà có thể giới thiệu qua vài nét về cá nhân mình?

Read the rest of this entry »
 

Tags: ,

‘Ông Vươn có nhiều tình tiết giảm nhẹ’

http://wsodprogrf.bbc.co.uk/vietnamese/dps/2012/02/nguyenhongbach_120201_lsnguyenhongbach_au_bb.mp3%20
BBC – Luật sư Nguyễn Hồng Bách, giám đốc công ty luật hợp doanh Hồng Bách ở Hà Nội, xác nhận với BBC là ông và ba luật sư khác nữa đang tham gia bào chữa miễn phí cho anh em ông Đoàn Văn Vươn.

Ông Bách cho biết trong ngày thứ Tư 1/2, công ty của ông đã làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hải Phòng để hoàn tất thủ tục xin giấy chứng nhận bào chữa cho các bị can trong vụ việc.

Nguồn: BBC Tiếng Việt



 

Lenin và Engels: “TUYÊN CHIẾN VỚI TÔN GIÁO LÀ NGU XUẨN”

(TNCG) – Lenin và Engels: “TUYÊN CHIẾN VỚI TÔN GIÁO LÀ NGU XUẨN”“Hãy lật cái lưng của người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ra thì rõ ràng cũng là da vàng, cắt lấy máu của người tín đồ PGHH cũng là máu đỏ như Chủ Tịch Hồ Chí Minh, như Ông Nông Đức Mạnh, cũng như tất cả các ông . Cũng cùng là dòng giống con Hồng cháu Lạc. Tại sao lại phải giết nhau?”

(Lê Quang Liêm, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy)

Cứ chiếu tinh thần Marx Lenin về vấn đề tôn giáo thì các phong trào như Công giáo yêu nước, Phật giáo yêu nước, Ban Đại Diện Phật giáo Hòa Hảo Trung ương (không phải PGHH Thuần Túy), Giáo hội Phật giáo Việt Nam (không phải GHPGVN Thống Nhất) và tổ chức chóp bu Ban Tôn giáo Chính phủ v.v. không có lý do tồn tại. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và các trò lỉnh kỉnh khác, theo tinh thần Engels là trò “ngu xuẩn”. Bài này nhằm trình bày các chỉ dạy của Marx, Engels và Lenin cho Cộng sản Quốc tế về cách đối phó với tôn giáo. Sau đó xét xem Đảng CSVN đã phản bội các tổ phụ của họ như thế nào. Read the rest of this entry »

 

Tags: , ,

Vì sao truyền thông trong nước không chấp nhận báo cáo của Tiên Lãng

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh – Đây là toàn văn báo cáo của UBND huyện Tiên lãng về quá trình giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Báo cáo này đã gửi cho báo chí và nhiều cơ quan sau này. Vì sao các chuyên gia và báo chí không chấp nhận báo cáo này? Các bác hãy đọc để hiểu lý do nhưng Cu Vinh cũng nêu mấy ý chính: Một, Tiên Lãng đã thực hiện sai trái Luật đất đai. Hai, Báo cáo dấu nhẹm việc thẩm phán Ngô Quang Anh của Tòa án Hải Phòng đã cùng lãnh đạo Tiên Lãng làm giấy cam kết, nếu anh Vươn rút đơn kiện thì huyện tiếp tục giao đất- đây là một động tác lừa đảo công dân, để rồi sau khi anh Vươn rút đơn thì huyện thực hiện ngay quyết định cùa Tòa sơ thẩm để cưỡng chế đất. Chi tiết nghiêm trọng như vậy nhưng trong báo cáo này đã lờ tịt đi. Ba, Tiên Lãng cũng lờ tịt cả quyết định Chủ tịch huyện ký yêu cầu ngừng khiếu kiện đất đai ( đúng là Luật huyện) và vì thế càng đẩy người dân vào sự phẫn nộ. Bốn, Tiên Lãng khẳng định sau vụ cưỡng chế tình hình yên ổn, nhân dân đồng thuận thì đúng là kết luận trời ơi.Năm, ngay cả việc lực lượng cưỡng chế đập nát ngôi nhà anh em Đoàn Văn Vươn cũng không được thể hiện trong báo cáo.

Read the rest of this entry »

 

Tags: , , ,

Đoàn Văn Vươn – Jacquou của thời nay

NVCL – Đây có lẽ là trường hợp đầu tiên người dân ‘thấp cổ bé họng’ chiến thắng chính quyền trong tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, quan trọng hơn là cách gia đình anh Vươn đã chọn để giành lấy công lý là không bằng khiếu kiện ăn dầm nằm dề tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng như nhiều người mà anh biết chắc sẽ là vô vọng. Cũng không bằng con đường chạy chọt lo lót trong một xã hội mà tệ tham nhũng đã vô phương cứu chữa. Nhưng bằng những phát đạn nhắm thẳng vào lũ quan tham Hiền – Liêm. Chính họ mới là mục tiêu của vụ nổ hôm 5/1 chứ không phải sáu nhân viên công quyền thừa hành bị thương. Và nay với thông tin chuẩn bị cắt chức trên cho thấy anh Vươn đã bắn trúng đích!

 

Tags: , , ,

Vietcatholic – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: “Mamma mia,” khi một con bồ câu bay trên đầu ngài và quay trở về căn phòng của ngài ngày 29 tháng 1 sau khi ngài và hai học sinh người Ý đã thả con bồ câu như một biểu tượng của hòa bình.

Đức Thánh Cha và các đại diện của phân bộ trẻ em của Công Giáo Tiến Hành Ý đã thả các con bồ câu trong bài giảng của ngài lúc đọc kinh Truyền Tin vào cuối tháng 1 hàng năm. Và hầu như mỗi năm, ít nhất cũng có một con chim bay trở lại căn phòng của Đức Thánh Cha.
Khoảng 2.000 trẻ em từ 4 đến 14 tuổi đã diễn hành dọc theo đại lộ dẫn tới Quảng Trường Thánh Phêrô mang theo các biểu ngữ làm tại nhà, kêu gọi hòa bình trên thế giới và bình an trong các gia đình và trường học của chúng.

 

Tags: , , ,

Giá trị việc làm con người trong Huấn dụ xã hội của Giáo Hội (1)

Lamhong.org – 1 – Con người làm việc là hình ảnh của Thiên Chúa

Nhãn quang Kitô giáo về việc làm của con người thoát xuất từ nguyên cội mạc khải của Thiên Chúa. Nguồn mạc khải đó chiếu tỏa lên tất cả những gì thuộc về con người và cho thấy ý nghĩa sâu thẳm của con người. Con người làm việc không phải chỉ là hậu quả của những gì thuộc về hoàn cảnh nhân loại của mình, mà còn có căn nguyên, có liên hệ đến mối tương quan tiên khởi giữa Thiên Chúa và con người, và giữa Thiên Chúa với thế giới.

Ngay từ lúc tạo dựng vũ trụ, khi con người và môi trường của mình đều được Chúa dựng nên thoát xuất từ hư vô, việc làm đã được thể hiện lần đầu tiên như là chiếc cầu gạch nối giữa Thiên Chúa và con người (M.D. Chenu, Per una teologia del lavoro, trad. it. di G. Bertone, Boria, Torino 1984).
Read the rest of this entry »

 

Tags: , ,

Đặt đức tin vào trong hành động!

Emty.org – Không có gì thay thế được lòng tin, và cách thể hiện lòng tin mà Thiên Chúa thích nhất chính là ngợi khen Ngài trong mọi hoàn cảnh. Nếu chúng ta thật sự muốn củng cố lòng tin, thì hãy thực hành việc ngợi khen. Việc ngợi khen sẽ thanh lọc và gia tăng lòng tin của chúng ta.

Một việc cũng quan trọng là Thiên Chúa muốn chúng ta thể hiện lòng tin. Bởi vì đức tin gắn liền với hành động, nên chúng ta cần phải hỏi Thiên Chúa xem hành động ấy có ý nghĩa gì đối với chúng ta và với một hoàn cảnh cụ thể. Trong một số trường hợp, Thiên Chúa nói với chúng ta rằng lòng tin cần phải được chứng minh bằng lời ngợi khen và cầu nguyện.
Read the rest of this entry »

 

Tags: , , ,

Hội Sinh viên – Học sinh giáo xứ Nghi Lộc gặp mặt truyền thống

GX Nghi Lộc (26.01.2012) – Những ngày Tết cổ truyền đang dần trôi qua nhưng không khí và dư âm ít nhiều còn đọng lại trong lòng mỗi người. Trong ngày Tết, có những phong tục, những truyền thống tốt đẹp được duy trì như một sự tiếp nối của quá khứ và hiện tại. Điều đó được thể hiện trong ngày truyền thống (mồng Bốn tháng Giêng Âm lịch) của Hội Sinh viên – Học sinh (SVHS) giáo xứ Nghi Lộc.

Ngay sau thánh lễ sáng dành riêng cho SVHS và giới trẻ trong xứ, các bạn trẻ đã tập trung tại trường Thiên Khải Đường để bắt đầu chương trình hội ngộ. Dù trời mưa suốt từ nhiều ngày trước, nhưng những người trẻ đã thể hiện một “tinh thần làng Nghi” qua việc tham dự chương trình khá đông đủ.

Read the rest of this entry »

 

Tags: , , ,

Tin rất nóng: Tiên Lãng đã phát nổ một quả bom sự thật

Nguyễn Quang Vinh– Sau nhiều ngày, với nhiều lý lẽ rất loăng quăng, tiền hậu bất nhất, dối trá, cố đấm ăn xôi của các cấp lãnh đạo Hải Phòng, Tiên Lãng về vụ cưỡng chế đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn; sau nhiều ngày chỉ nghe tiếng nói phản đối một phía từ báo chí, các quan chức, nhân sĩ trí thức, dư luận, các cơ quan nhà nước Trung ương về những sai phạm của chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng trong việc cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất; sau nhiều ngày cảm tưởng như hệ thống cơ quan ban ngành ở Tiên Lãng một lòng một dạ, cố sống cố chết bảo vệ sai trái của lãnh đạo huyện…Hôm nay, chúng tôi có trong tay văn bản báo cáo chính thức của Hội nuôi trồng thủy hải sản huyện Tiên Lãng (một đơn vị trực thuộc sự lãnh đạo của huyện Tiên Lãng) đã phát một văn bản báo cáo, vạch trần toàn bộ sự thật về những sai trái, thậm chí phạm pháp của lãnh đạo của mình, nó có sức mạnh như một quả bom tấn, nó là tiếng nói của một tổ chức có tư cách pháp nhân, đóng dấu đỏ…Những sự thật trong văn bản sẽ làm ngả ngửa giới chức lãnh đạo Tiên Lãng vì nó phanh phui những bí mật động trời…Văn bản ngay lập tức trong chiều nay đã được gửi cho rất nhiều các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ…

Read the rest of this entry »

 

Tags: , , ,

Tưởng niệm 5.000 nạn nhân bị thảm sát tại Huế năm 1968

VRNs (31.01.2012) – Paris, Pháp – Tập thể người Việt, nạn nhân công sản sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm 5.000 nạn nhân bị cộng sản thảm sát năm 1968 – Mậu Thân, tại trung tâm thủ đô Paris, Pháp quốc.

Lễ tưởng niệm được tổ chức từ 15.30 giờ đến 18.30 giờ, ngày Chủ Nhật 05.02.2012 trước Nhà Thờ Đức Bà – Notre Dame De Paris (Métro Cité hoặc Maubert Mutualité, Bus 47).

Theo Ban tổ chức cho biết, trong chương trình có chiếu phim tài liệu, thắp nến và cầu nguyện và những tiết mục khác.
Read the rest of this entry »

 

Tags: , , ,

Công chức Công Giáo Nghệ An vui Tết với người nghèo.

(TNCG) – 29.01.2012. Nghệ An. Trong tâm tình Phục vụ để Yêu thương và cũng là những món quà Tết mang hơi ấm mùa xuân, hơi ấm của năm Đức tin đến với người nghèo. Anh chị em Công chức công giáo huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành đã phối hợp với hội Bác ái Phanxicô, khám chữa bệnh và cấp phát thuốc từ thiện cho người nghèo tại khu vực xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Thuộc giáo xứ Phúc Lộc, hạt Đồng Tháp, Giáo phân Vinh.Từ sáng sớm anh chị em đã tập trung khá đông đủ tại nhà xứ Yên Lý và xuất phát lúc 7h 30. Đoàn tới giáo xứ Phúc Lộc lúc 8h 15p.

Read the rest of this entry »

 

Tags: , ,

Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý-Hòa bình đầu năm Nhâm Thìn

VRNs (30.01.2012) – Sài Gòn – “Nhận diện ra quyền lực sự dữ ngày hôm nay, quyết định dứt khoát quay trở lại với Chúa, đó là lời mời gọi mỗi người chúng ta khi tham dự phụng vụ Chúa nhật này.” Đó là lời mời gọi của Cha Giám tỉnh DCCT VN Vinh Sơn Phạm Trung Thành, vị chủ tế và giảng thuyết trong thánh lễ lúc 20g00 Chúa Nhật 29/01/2012 (mùng 7 Tết Nhâm Thìn) dành riêng để cầu nguyện cho công lý và hòa bình.

Quý cha đồng tế: Giuse Trần Ngọc Thao, Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Têphanô Chân Tín, Giuse Lê Quang Uy, Giuse Đinh Hữu Thoại và đặc biệt có sự tham dự của cha Chính xứ Công Lý, hạt Tân Định.
Read the rest of this entry »

 

Hàng giáo phẩm là ai và có trách nhiệm gì trong giáo hội?

LTCG Hỏi: xin cha giải thích:

I- Trách nhiệm và quyền hạn của Đức Thánh Cha, Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục chính tòa, Giám mục Phó và Giám mục phụ tá. 


II- Thế nào là những cuộc thăm viếng mục vu của các Giám mục?

Trả lời: 
I- Hàng Giáo Phẩm: 

Nói đến Hàng Giáo Phẩm (Hierachy) trong Giáo Hội Công Giáo là nói đến vai trò và trách nhiệm của Đức Thánh Cha, các Hồng Y , các Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục và Phó tế trong Giáo Hội. 

Có hai tiêu chuẩn để nhận rõ vai trò và trách nhiệm của Hàng Giáo Phẩm như sau: 

1- Trước hết là tiêu chuẩn chức thánh (Holy Orders) -Với tiêu chuẩn này, Hàng Giáo Phẩm gồm có các Giám Mục, Linh mục và Phó Tế. Trong trật tự này, thì chức Giám Mục là chức thánh cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Ỏrthodox Churches) chức Phó Tế là chức thấp nhất. Các Hồng Y và chính Đức Thánh Cha cũng chỉ có chức Giám Mục mà thôi nhưng với quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn mọi Giám mục khác. Giám mục, linh mục và Phó tế thuộc hàng giáo sĩ (clergy) nhưng chỉ có Giám mục và Linh mục thuộc hàng Tư Tế (sacerdos) để dâng Thánh Lễ Tạ Ơn (Eucharist) mà thôi (x.Lumen Gentium số 28). Đây là hàng Giáo Phẩm xét theo cấp độ chức thánh được lãnh nhận hợp pháp và thành sự ( validly and licitly ) trong Giáo Hội. Thành sự và hợp pháp có nghĩa là chỉ có Giám mục đã được chịu chức hợp pháp và thành sự mới có thể truyền chức hợp pháp và thành sự cho các phó tế, linh mục thuộc quyền mình và truyền chức Giám mục, linh mục hay phó cho người khác khi được yêu cầu. Nhưng muốn truyền chức Giám mục hợp pháp (licitly) cho ai thì phải có phép của Đức Thánh Cha chọn linh mục nào đó lên hàng Giám mục. Nếu không có phép hay ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng thì việc truyền chức là bất hợp pháp ( illicitly) mặc dù vẫn thành sự (validly). Trong trường hợp này, thì người truyền chức và người chịu chức đều tức khắc bị vạ tuyệt thông tiền kết. (x. Giáo luật số1382) 

2- Tiêu chuẩn thứ hai là quyền tài phán (Jurisdiction): với quyền tối cao này, đứng đầu Hàng Giáo Phẩm là Đức Thánh Cha, người kế vị Thánh Phêrô trong sứ mệnh lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ với sự cộng tác, hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của Giám mục Đoàn (College of Bishops) trực thuộc. (x. giáo luật số 331). Thi hành quyền tài phán tối cao này, Đức Thánh Cha bổ nhiệm, thuyên chuyển hay chế tài các giám mục trong toàn Giáo Hội thuộc quyền cai quản của ngài trong nhiệm vụ coi sóc các Giáo Hội địa phương ( Local Churches) tức các Giáo phận ( Diceses) ở các quốc gia trên thế giới, hay đảm trách những công việc quan trọng trong Giáo Triều Rôma ( Roman Curia). Như thế, các Giám mục trong toàn Giáo Hội chỉ trực tiếp chịu trách nhiệm trước Đức Thánh Cha mà thôi. 

Trên hết, Đức Thánh Cha, vị Đại Diện duy nhất ( Vicar) của Chúa Kitô trên trần thế, không những có trách nhiệm lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ mà còn có quyền công bố với ơn bất khả ngộ những tín điều (dogmas) và những giáo huấn về luân lý ( morals) buộc mọi tín hữu trong Giáo Hội phải tin và thi hành cho được rỗi linh hồn. 

II- Trách nhiệm và quyền hạn của các vị trong hàng Giáo Phẩm: 

Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng, dạy dỗ chân lý đức tin, thánh hóa và cai quản đoàn chiên được trao phó cho mình. Giám mục phải do chính Đức Thánh Cha bổ nhiệm, thuyên chuyển và chế tài. Nghĩa là mọi Giám mục đều trực tiếp chịu trách nhiệm với Đức Thánh Cha như đã nói ở trên. 

Với chức thánh cao nhất này, các giám mục được chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mục đời của Chúa Kitô ( cf. LG số 26) trong khi linh mục chỉ được chia sẻ một phần Chức Linh Mục tối cao này. Nhưng ” cũng hiệp nhất với Giám mục trong tước vị tư tế” ( cf .LG, số. 28) 

Về trách nhiệm và quyền hạn thì Giám mục được phân loại thành Giám mục Giáo phận hay chính tòa, Giám mục hiệu tòa, Giám mục phó và Giám mục phụ tá. 

Từ hàng ngũ Giám mục và Linh mục ( xuất sắc) Đức Thánh Cha chọn các Hồng Y ( Cardinals) để thi hành hai nhiêm vụ quan trong sau đây: 

1- Làm cố vấn cho Đức Thánh Cha trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ. 

2- Chỉ có các Hồng Y dưới 80 tuổi mới được đi bầu Giáo Hoàng mới, sau khi Đức Thánh Cha đương kim qua đời. Các Hồng Y vào Mật Hội (Conclave) để bầu tân Giáo Hoàng thì ai cũng có khả năng được bầu vào chức vụ tối cao này. Nghĩa là các ngài vừa là cử tri (elector) vừa là ứng viên có khả năng được bầu, nhưng không ra ứng cử ( potential candidates). Hồng Y là tước hiệu ( Title) chứ không phải là chức thánh. Nếu Tân Giáo Hoàng được bầu mà không có chức Giám Mục thì Hồng Y Niên Trưởng phải truyền chức Giám Mục cho ngài trước khi đăng quang ( cf. giáo luật số 355& 1) Nhưng cho đến nay, việc này chưa từng xẩy ra vì các Hồng Y không có chức Giám mục ( tức các Linh mục được phong tước Hồng Y, một truyền thống vẫn có cho đến nay) thì thường được tấn phong Giám mục sau khi được phong tước Hồng Y. ( Giáo luật số 351 & 1) 

Hồng Y họp lại thành Hồng Y Đoàn (College of Cardinals) do một vị làm niên trưởng (Dean). Các Hồng Y cũng chỉ chịu trách nhiệm trước Đức Thánh Cha mà thôi. Các ngài thường được cử giữ các chức vụ quan trọng, như đứng đầu các Bộ hay cơ quan trọng yếu trong Giáo Triều Rôma , như Bộ Giáo Lý Đức Tin, Bộ Truyền Giáo, Bộ Giám Mục, Bộ Tu Sĩ…. Các Hồng Y ở ngoài Giáo Triều, thì thường là các Tổng Giám Mục đang coi sóc các Tổng Giáo Phận lớn trên thế giới như Milan, Paris, Manilla, New York, Washington, Los Angeles, Houston, Sydney, Hà nội, Saigon… Nhưng khi đến 75 tuổi, thì các Hồng Y đang giữ các trọng trách trong hay ngoài Giáo Triều Rôma đều phải xin từ chức. (x giáo luật số 354) 

a- Tổng Giám Mục (Archbishops) cũng là Giám mục được bổ nhiệm đứng đầu một Giáo Tỉnh hay Tổng Giáo Phận ( Archdiocese). Ngài cũng là Giám mục chính tòa ( Ordinary) của Giáo Phận mình như các Giám mục Giáo Phận khác. Việt Nam có 3 Tổng Giáo Phận là Hà Nội, Huế và Saigon. Tổng Giáo Phận hay Giáo Tỉnh ( Ecclesial Province) gồm có một số giáo phận trực thuộc, gọi là các Địa phận hạt ( Suffragan Dioceses). Nhưng Tổng Giáo mục không có quyền nào trên các Giám mục trong Giáo Tỉnh của mình, mà chỉ có trách nhiệm “ canh chừng để đức tin và kỷ luật Giáo Hội được tuân hành chu đáo, và thông báo cho Đức Thánh Cha về những sai trái hay lạm dụng nếu có,”. Ngoài ra, Tổng Giám Mục có thể bổ nhiệm giám quản cho một giáo phận thuộc Giáo Tỉnh của mình đang trống tòa, vì giám mục chính tòa qua đời mà chưa có người lên thay. ( x.giáo luật số 436 &1,2). Sau nữa, Tổng Giám Mục được phép cử hành nghi lễ đại trào ( Pontifical Mass) với mũ ( mitre) gậy ( crosier) và dây Pallium trong các Thánh đường ở các giáo phận thuộc Giáo tỉnh của mình. Nhưng khi ra ngoài giáo tỉnh, thì Tổng Giám Mục không được cử hành lễ đại trào với mũ, gậy và đeo dây Pallium ở địa phận khác. 

b- Giám mục Giáo Phận hay chính tòa (Diocesan Bishop or Ordinary) là Giám Mục được bổ nhiệm để coi sóc một Địa phận (Diocese) tức là Chủ chăn của một Giáo hội địa phương (local church) hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha là Chủ chăn và là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ (Universal Church) 

c- Giám Mục hiệu tòa (titular bishop) là giám mục không có nhiệm vụ chính thức coi sóc một Địa phận nào. 

d- Giám mục Phó (Coadjutor) là Giám mục có quyền kế vị (lên thay thế) Giám mục chính tòa khi vị này từ chức về hưu hay bất ngờ qua đời. 

e- Giám mục Phụ tá (Auxiliary bishop) là Giám mục được bổ nhiệm để phụ giúp Giám mục chính tòa trong việc điều hành giáo phận. Giám mục phụ tá không có quyền kế vị khi giám mục giáo phận từ chức hay qua đời. (giáo luật số 375-410) 

Như thế, Giám mục, tuy chức thánh bằng nhau, những quyền hạn và trách nhiệm khác nhau từ trên xuống dưới như nói ở trên. 

f- Linh mục; là công sự viên đắc lực của Giám mục trong sứ mệnh rao giảng, dạy dỗ chân lý và coi sóc giáo dân được trao phó cho mình. Linh mục tùy thuộc hoàn toàn Giám mục của mình để thi hành mọi sứ vụ linh mục và mục vụ ( priestly and pastoral ministries). Nghiã là nếu không có phép (năng quyền = faculties) của Giám mục, thì không linh mục nào được thi hành trách nhiệm mục vụ của mình, dù có chức linh mục. Đó là trường hợp các linh mục bị tạm ngưng thi hành tác vụ, hay còn quen gọi là bị “treo chén” ( Suspension of faculties) 

g- Phó tế : được truyền chức để phụ giúp Linh mục trong các thánh vụ như công bố và chia sẻ lời Chúa ( Phúc Âm) phụ giúp Bàn thánh, chứng hôn, cử hành nghi thức an táng và rửa tội cho trẻ em theo yêu cầu của cha xứ. 

III-Trách nhiệm mục vụ của Giám mục giáo phận: 

Do thánh chức và năng quyền (order &competence) được lãnh nhận, các giám mục giáo phận hay chính tòa có nhiệm vụ dạy dỗ, thánh hóa và cai quản một Giáo Phân (Địa Phận=Diocese) được trao phó cho mình. Trong nhiệm vụ giảng dạy chân lý, Giám mục phải giảng dạy đúng giáo lý tinh tuyền của Giáo Hội- chứ không phải giáo lý của riêng mình- trong tinh thần vâng phục và hiệp thông trọn vẹn với Giám mục Rôma, tức Đức Thánh Cha là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. 

Trong trách nhiệm giảng dạy này “ các Giám mục phải cố gắng hết sức để các công cuộc rao giảng Phúc Âm và hoạt động tông đồ được các tín hữu nhiệt liệt nâng đỡ và cổ võ… luôn luôn lo lắng cho các Kitô hữu thấu hiểu và sống sâu xa hơn mầu nhiệm Phục Sinh thế nào để, nhờ bí tích Thánh Thể, họ tạo thành một Thân Thể liên kết rất chặt chẽ trong tình bác ái duy nhất của Chúa Kitô ( x.Sắc Lênh về Nhiệm vụ của các Giám Mục, số 6, 14). 

Trong nhiệm vụ mục vụ, Giám mục Giáo Phận phải mở những cuộc thăm viếng mục vụ, còn gọi là kinh lược (Pastoral visitations) để viếng thăm các giáo xứ trong toàn Địa Phận của mình để thăm và cử hành các bí tích, đặc biệt là bí tích thêm sức, cho giáo dân được trao phó cho mình coi sóc. Nếu vì lý do gì không thể đích thân đi kinh lược được, thì giám mục chính tòa có thể ủy thác cho giám mục phó hay giám mục phụ tá làm việc này (nếu có các vị này trong giáo phận) (giáo luật số.396). Như thế có nghĩa là chỉ trong giáo phận của mình, giám mục chính tòa mới có trách nhiệm thăm viếng mục vụ mà thôi. Ngoài phạm vi giáo phận, Giám mục không có trách nhiệm mục vụ nào đối với đoàn chiên không thuộc quyền coi sóc của mình. 

Nói rõ hơn, trong Giáo Hội, cụm từ “thăm viếng mục vụ” chỉ được dùng đúng nghĩa, để chỉ những công vịệc thăm viếng giáo dân mà một giám mục phải làm vì bổn phận và theo giáo luật (x giáo luật số 396 & 1) Ngay cả việc cử hành các nghi lễ giáo chủ hay đại trào (Pontifical Mass) với đầy đủ phẩm phục giáo chủ gồm mũ (mitre) và gậy (crozier), giám mục cũng chỉ được phép cử hành trong phạm vi giáo phận của mình mà thôi. Khi ra khỏi giáo phận, nếu muốn cử hành nghi lễ này ở nơi thuộc giáo phận khác, thì giám mục khách cũng cần có sự đồng ý trước, tức là phải xin phép giám mục bản quyền địa phương (local ordinary – giáo luật số 390). Trừ Tổng Giám mục (Archbishop), thì được phép cử hành nghi lễ đại trào và đeo dây “Pallium” trong bất cứ thánh đường nào thuộc phạm vi Tổng Giáo Phận, hay Giáo Tỉnh thuộc quyền như đã nói ở trên.( giáo luật số 437 &2)). Hồng Y thì được quyền cử hành nghi lễ đại trào ở bất cứ nơi nào trong toàn Giáo Hội. 

Như vậy, không thể gọi bất cứ cuộc viếng thăm nào của một giám mục ở ngoài phạm vi địa phận của mình là thăm viếng mục vụ được, vì không có giám mục nào có trách nhiệm này theo giáo luật. 

Chỉ riêng một mình Đức Thánh Cha, với tư cách là Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, thì đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới có giáo dân công giáo, ngài cũng đến vì mục đích thăm viếng mục vụ dành cho đoàn chiên thuộc quyền chăn dắt tối cao của mình. Trái lại, các giám mục, dù đến thăm một công đoàn, hay giáo xứ có giáo dân từng thuộc đoàn chiên cũ của mình ở địa phận nhà, thì cuộc viếng thăm này cũng chỉ có tinh chất cá nhân thân hữu (private visitation) mà thôi, chứ không có mục đích mục vụ nào cả, vì các giáo dân đó nay đang thuộc quyền mục vụ của giám mục địa phương rồi. Cụ thể, các giáo dân thuộc nhiều địa phận cũ ở Việt Nam nay đang sinh sống ở Hoa Kỳ thì đều thuộc quyền mục vụ của Giám mục địa phương nơi họ đang sống đạo chung với giáo dân địa phương , nên chỉ phải vâng phục Đấng bản quyền địa phương đó mà thôi. Do đó, phải tuân theo mọi qui luật về phụng vụ ở địa phận mình trực thuộc. Nghĩa là không thể nói tôi là tín hữu Việt Nam nên chỉ theo luật phụng vụ bên Việt Nam về các ngày lễ buộc, hay Tết dân tộc. Nếu muốn cử hành lễ riêng trong dịp Tết Việt Nam, thì phải xin phép giáo quyền địa phương, chứ không được tự tiện áp dụng luật phụng vụ bên Việt Nam về các ngày Tết dân tộc ở bất cứ quốc gia nào bên ngoài Việt Nam được. 

Vậy xin lưu ý kỹ những điều trên đây, để không lẫn lộn khi dùng những cụm từ chỉ tước vị hay nhiêm vụ thực sự của các giám mục trong Giáo Hội. Nghĩa là không nên gọi giám mục phụ tá là giám mục phó hay ngược lại, cũng như không thể dùng cụm từ “thăm viếng mục vụ” cho bất cứ cuộc viếng thăm nào của các giám mục từ địa phận này đến địa phương khác. 

Ngay cả đối với các linh mục, thì nhiệm vụ mục vụ và sứ vụ linh mục (pastoral duties and priestly ministries) cũng chỉ được thi hành hợp pháp trong phạm vi giáo phận của mình, nơi linh mục đã lãnh nhận năng quyền (faculty) từ giám mục của mình mà thôi. Khi ra khỏi địa phận, nếu muốn thi hành sứ vụ linh mục ở đâu trong một thời gian lâu dài sau một tháng, thì linh mục phải xin năng quyền ấy nơi giáo quyền địa phương. (Có nhiều nơi đòi phải xin sau một hay hai tuần lễ tạm trú, hoặc xuất trình chứng minh thư là linh mục đang có năng quyền ở địa phận khác, muốn xin đồng tế trong một nhà thờ ngoài địa phận mình). Nghĩa là không linh mục nào được đến cử hành thánh lễ, và ban các bí tích ở địa phương khác mà không có phép của Đấng bản quyền sở tại. Nhưng trong trường hợp nguy tử, thì mọi linh mục đều được phép rửa tội, xức dầu và giải tội ở bất cứ nơi nào có nhu cầu này trong lúc mình đang có mặt ở đó (giáo luật số.976) 

Đó là những điều giáo dân cần biết để hiểu về vai trò và nhiệm vụ của Hàng Giáo Phẩm trong Giáo Hội Công Giáo. 


Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn



 

Tags: , , ,

Mùa hoa dân chủ

VRNS – “Anh chị em thân mến, trong các ngày này nhiều dân tộc Viễn Đông tươi vui mừng Năm Mới Âm Lịch. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội hiện nay tôi cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một năm mới thực sự ghi dấu công lý và hòa bình, đem lại thoa dịu cho người khổ đau; tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới.’’ (Trích Thư Chúc Tết Nhâm Thìn 22 tháng 1, năm 2012 của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ).

 

Tags: ,

Nhân quyền VN bị chỉ trích mạnh mẽ ngay đầu năm Nhâm Thìn


Hai thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Joseph Lieberman
tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 19/1/2012.
Hình: AFP/Hoang Dinh Nam
VOA – Ngay ngày mùng một Tết âm lịch, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch công bố Phúc trình Toàn cầu 2012, tố cáo chính phủ Việt Nam trong năm qua đã tiến hành chiến dịch đàn áp mạnh tay, có hệ thống, đối với các nhà hoạt động xã hội và các nhân vật bất đồng chính kiến.

Human Rights Watch thống kê có ít nhất 33 nhà vận động ôn hòa tại Việt Nam bị truy tố và tuyên án trong năm 2011 ‘dựa trên những điều khoản có lời lẽ mơ hồ’ trong bộ luật hình sự, cùng với ít nhất 27 nhà bất đồng chính kiến khác đang bị giam cầm chưa đưa ra xét xử.
Read the rest of this entry »

 

Tags: ,

Thông báo: Cầu nguyện cho Công lý & Hoà bình đầu năm Nhâm Thìn

VRNS – Nếu những ngày đầu năm Dương Lịch, việc cưỡng chế để chiếm đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng đã gây ra đau khổ và lo sợ cho cả xã hội Việt Nam, thì những ngày đầu năm Âm Lịch Nhâm Thìn, mọi người Việt Nam lại chứng kiến ông Nguyễn Văn Hùng bị đánh chết ở Bắc Giang, cũng vì vấn đề thu hồi đất đai tuỳ tiện, không hợp luật và không hợp lòng dân, báo hiệu một xã hội Việt Nam tiếp tục “bất công lan tràn”. Do đó, những người ý thức tình trạng đau thương của con người, của dân tộc phải tuỳ hoàn cảnh của mình mà góp tiếng nói cũng như hành động. DCCT Sài Gòn, tiếp tục tổ chức cầu nguyện.
Read the rest of this entry »

 

Tags: , ,

Lời kể của người cùng buồng giam với anh Đoàn Văn Vươn

Blog Cu Vinh – Câu chuyện của một bị can giam cùng buồng với anh Đoàn Văn Vươn đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều chuyện trong một tuần ở cùng anh Vươn.

Người này áp tết được tại ngoại và ngay lập tức liên hệ với gia đình để thông tin về sức khỏe và tỉnh thần anh Vươn trong trại tạm giam.

Người này sẵn sàng chịu trách nhiệm về những điều mình kể và sẵn sàng làm chứng về những gì trong thời gian ở trại tạm giam.

Tuy nhiên, chúng tôi không thể đưa lên hết, bài này chỉ đưa một phần trăm câu chuyện, phần lớn nội dung lời kể chúng tôi sẽ xử lý ở kênh khác, như là chứng cứ bổ sung cho một vụ việc đã rất tai tiếng.
 

Tags: , ,

Giá trị việc làm con người trong huấn dụ xã hội của giáo hội(4)

NGUYỄN HỌC TẬP(TNCG)  Làm việc để phục vụ.
Việc làm và đất đai là những yếu tố thiết yếu cho đời sống xã hội.
Mỗi việc làm một cách nào đó được kêu gọi để cung ứng nhu cầu ngoài ra cho chính mình, cả còn cho người khác:
“Làm việc cho người khác” ( CA, n.31).
Điều đó dĩ nhiên cho thấy như là hậu quả cần thiết của đặc tính phổ quát tài nguyên của cải, đi liền với địa vị thống trị trên vạn vật, được Thiên Chúa ban cho con ngưòi, khi Người tạo dựng nên vũ trụ.Làm việc cho người khác, phục vụ người khác là hiểu rõ, biết lý giải các nhu cầu và các đòi hỏi khẩn thiết của họ, và đáp ứng lại bằng sáng kiến và tinh thần phục vụ.

 
 

Tags: ,